Có Nên Bán Nhà Để Giảm Áp Lực Trả Lãi Vay?

Lãi vay mua nhà cao, nhưng tiếc khoản đầu tư nên nhiều người đang cố gắng giữ lại tài sản, không giảm giá thoát hàng với kỳ vọng lãi suất vay sẽ sớm hạ nhiệt và thị trường phục hồi nhanh hơn kỳ vọng. Theo chân  NhaTop1 tìm hiểu về tin tức mới nhất có trong ngày về bất động sản với chủ đề "Có Nên Bán Nhà Để Giảm Áp Lực Trả Lãi Vay?".

Có Nên Bán Nhà Để Giảm Áp Lực Trả Lãi Vay: Ngại Lãi Vay Mua Nhà Cao Nhưng Sợ Bán Đi Không Mua Lại Được

Mua căn hộ chung cư 72m2 từ năm 2020, có vay ngân hàng 1,2 tỷ đồng. Nếu theo mức lãi suất vay mua nhà cũ, mỗi tháng chị Hạnh chỉ phải trả tầm 10 -12 triệu đồng. Gần đây lãi vay mua nhà tăng nên khá cao, số tiền phải trả hàng tháng (gồm cả gốc và lãi) lên đến gần 17 triệu đồng. Tổng thu nhập của hai vợ chồng chị dao động ở mức 50 triệu đồng mỗi tháng, trong khi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Tài chính của gia đình gần đây khó khăn do cơ quan chồng chị ra thông báo chỉ có thể trả lương cứng và nợ lại khoản phí hoa hồng.

Có Nên Bán Nhà Để Giảm Áp Lực Trả Lãi Vay: Ngại Lãi Vay Mua Nhà Cao Nhưng Sợ Bán Đi Không Mua Lại Được

Hơn hai năm nay, dù phải trả lãi vay mua nhà nhưng nhờ cố gắng vun vén chi tiêu, gia đình chị Hạnh vẫn duy trì sinh hoạt ổn định. Giờ lãi tăng thêm, sinh hoạt rơi vào thiếu trước, hụt sau. Vợ chồng chị tính bán nhà để trả nợ nhưng tiếc ngôi nhà đầu tiên dành dụm được và cũng lo bán rồi sau này khó mua lại với giá cũ.

“Thị trường lúc này bán vừa không được giá, lại khó ra hàng. Hiện tại gia đình vẫn cố gắng cân đối chi tiêu, thắt lưng buộc bụng, hi vọng khó khăn sớm qua đi. Tốt nhất là lãi suất vay mua nhà hạ xuống như trước kia, nếu được vậy tôi cũng không cần phải tính chuyện bán nhà”, chị Hạnh chia sẻ.

Cũng đang trong cảnh phải gánh lãi vay mua nhà cao, anh Phong (Tp. Dĩ An) cho biết, vợ chồng anh nhiều tháng nay suy đi tính lại việc bán nhà để tất toán khoản nợ, hay cố gắng cầm cự cho qua giai đoạn nước sôi lửa bỏng này.

Để giữ lại ngôi nhà, anh Phong đã liên hệ với phía ngân hàng, thương lượng trả trước hạn một phần nợ gốc, số tiền này bằng tiền gốc phải trả trong một năm tiếp theo. Vậy nên tạm thời trong 12 tháng tới anh chỉ thanh toán lãi mà không phải trả gốc, đồng thời lãi tính trên dư nợ giảm dần nên tiền lãi mà anh phải trả cũng giảm đi chút đỉnh. Như thế sẽ nhẹ đầu hơn tháng nào cũng gồng mình thanh toán cả gốc lẫn lãi.

Tính toán tạm thời là vậy, nhưng nếu từ nay đến cuối năm, thu nhập của anh không có sự cải thiện hay lãi suất không điều chỉnh giảm thì anh chưa biết có tiếp tục duy trì được không.

“Ngay cả khi tính đến việc bán nhà để trả nợ, đây cũng không phải là phương án dễ dàng vì giờ bán ra khá khó. Kiếm người thiện chí mua không có, đã vậy còn bị ép giá rất thấp. Bán lúc này vừa không được giá, nguy cơ lỗ vốn cao mà không phải cứ muốn bán là bán”, anh Phong cho hay.


Có Nên Cầm Cự Chờ “Bão” Tan?

Có Nên Bán Nhà Để Giảm Áp Lực Trả Lãi Vay nhiều người mua nhà sử dụng vốn vay ngân hàng đang rơi vào tình thế khó khăn, không biết nên tiếp tục cầm cự giữ nhà trả lãi, hay bán đi để thoát gánh nặng nợ lần. Nhiều khách hàng có nhu cầu mua bán bất động sản chia sẻ, lãi suất cao quá khiến họ sợ không gánh nổi tiền trả hàng tháng nên tính chuyện bán đi, dù là ngôi nhà mua để ở.

Có Nên Bán Nhà Để Giảm Áp Lực Trả Lãi Vay 

Một nhà đầu tư BĐS lâu năm tại TP.HCM cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, nhu cầu mua nhà đang giảm, thanh khoản thấp nên nhà bán ra lúc này đều bị ép giá xuống thấp. Vì vậy, gồng lãi hay bán nhà đều bất lợi như nhau. Tuy nhiên, nếu khoản nợ quá lớn, số tiền phải trả hàng tháng vượt quá sức chịu đựng, ảnh hưởng sinh hoạt và gia đình không thể duy trì, chủ nhà nên tính chuyện bán thấp thay vì gồng mình cầm cự.

Trong ngắn hạn, rất khó để lãi vay mua nhà giảm về mức dưới 10%, khả năng lớn nhất là có thể hạ xuống mức 12,5 -13% trong năm nay. Tuy nhiên, chưa biết chắc thời điểm nào sẽ giảm. Vì vậy, cần xem xét sức khỏe tài chính trước khi cố "gồng".

“Một thực tế mà bạn phải chấp nhận là giờ mà bán nhà thì tương lai bạn khó có thể mua lại được ngôi nhà tương tự với số tiền tương tự mà mình đã bỏ ra. Bạn nên cân nhắc xem khi bán nhà, số tiền bạn bị ép giá so với số lãi chênh mà bạn phải gồng từ giờ tới cuối năm 2024 thì bên nào cao hơn. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất cho gia đình mình. Tránh tính trạng bán đi sau này không mua được nhà lại tiếc”, vị này chia sẻ.

Để giảm áp lực, người mua nhà có thể xem xét huy động vốn từ người thân để trả nợ trước hạn hoặc tạo một khoản vay tín chấp nhỏ với ngân hàng đang vay để trả trước cho khoản nợ dài hạn, giúp giảm dần áp lực lãi vay trước mắt. Ngoài ra, người mua nhà có thể tìm hiểu các ngân hàng khác nhau để xem ngân hàng nào có mức lãi vay mua nhà thấp hơn thì tất toán khoản vay hiện tại để chuyển sang.

Với bối cảnh thị trường hiện nay nhà đầu tư nên “liệu cơm gắp mắm”. Lạm phát tăng, lãi suất ngân hàng cũng đang cao. Cần tính toán tỷ lệ tăng giá của BĐS so với tỷ lệ lãi vay mua nhà để chọn hướng đầu tư hiệu quả. Nếu nhà đầu tư chịu đựng được sức ép tín dụng thì có thể duy trì tài sản, còn nếu không chịu được áp lực, nên xác định thoát hàng càng sớm càng tốt.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

Đang xử lý ...