Nhiều nhà phát triển BĐS công nghiệp đã tìm đến Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) trong những năm gần đây. Khu vực này được đánh giá là một điểm đến đầu tư mới, nhiều tiềm năng để phát triển những dự án công nghiệp quy mô lớn. Hãy cùng NhaTop1 tìm hiểu bài viết sau đây với chủ đề về tình hình bất động sản công nghiệp tại Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Xuất Hiện Nhiều Dự Án BĐS Công Nghiệp Quy Mô Lớn
Thị trường bất động sản công nghiệp Đồng Bằng Sông Cửu Long đang đón nhận cơ hội lớn khi làng sóng đầu tư quốc tế đổ về đây ngày càng nhiều.
Cụ thể, Tập đoàn VSIP đã đầu tư hơn 3.719 tỷ đồng để phát triển dự án trọng điểm Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh với quy mô 293,7. Để hỗ trợ dự án này, TP.NhaTop1 đã triển khai 2 tuyến đường dẫn vào KCN gồm tuyến đường nối từ quốc lộ 80 vào KCN Vĩnh Thạnh, tổng mức đầu tư 172 tỷ đồng, tuyến đường nối từ đường dẫn cầu Vàm Cống vào KCN Vĩnh Thạnh với tổng mức đầu tư 384,61 tỷ đồng.
Công ty SLP Việt Nam cũng đã khởi công dự án nhà kho SLP Park Bình Minh quy mô 29.000 m2 tại tỉnh Vĩnh Long. Dự án dự kiến sẽ hỗ trợ cải thiện hiệu quả thương mại và giao hàng tốt hơn.
Công ty cổ phần Khu công nghiệp Gilimex Vĩnh Long cũng đang chuẩn bị cho kế hoạch khởi công giai đoạn 1 của dự án KCN Gilimex Vĩnh Long. Dự án có quy mô 400 ha tại huyện Bình Tân, được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 có diện tích 255ha, giai đoạn 2 diện tích 145ha; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 2.600 tỷ đồng.
Theo đánh giá của ông John Campbell, Phó Giám đốc, Trưởng Bộ phận Dịch vụ Savills Việt Nam, các dự án đầu tư này đều cho thấy sự cam kết lâu dài trong tầm nhìn phát triển kinh doanh, cải thiện chất lượng hệ thống logistic và BĐS công nghiệp tại khu vực ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung.
“Trong thời gian tới, có nhiều nhà đầu tư sẽ tiếp tục chọn khu vực ĐBSCL là điểm đến, đặc biệt là trong các ngành thực phẩm, đồ uống, chế biến sản phẩm nông sản thô”, ông nói thêm.
Để thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư, các địa phương miền Tây Nam Bộ sẽ tập trung vào hoàn thiện cơ chế, đưa ra nhiều chính sách như cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý ổn định và xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi. Đồng thời, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư, sớm thực hiện hóa tối đa cam kết đầu tư tại địa phương.
Lực Đẩy Từ Các Công Trình Hạ Tầng
Một trong những yếu tố quan trọng giúp thu hút nguồn vốn đầu tư ấn tượng trong thời gian qua đến lĩnh vực BĐS công nghiệp tại ĐBSCL là loạt dự án hạ tầng quan trọng.
Trong Nghị quyết số 78/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 – 2030 đạt khoảng 6,5 – 7%/năm.
Quy mô nền kinh tế đến năm 2030 gấp 2 – 2,5 lần so với năm 2021. Để đạt được điều này, việc hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ là một trong những mục tiêu được Nghị quyết đề ra.
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ĐBSCL được quy hoạch 6 tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 1.166 km, quy mô 4 – 6 làn xe. Trong đó có 3 tuyến cao tốc trục dọc và 3 tuyến cao tốc trục ngang. Đây được xem là 6 tuyến cao tốc làm thay đổi hoàn toàn diện mạo hạ tầng giao thông tại ĐBSCL.
Trong nửa đầu năm 2023, tuyến đường cao tốc Châu Đốc – NhaTop1 – Sóc Trăng dài 188 km, là một phần của đường cao tốc Bắc – Nam đã được khởi công. Một khi mạng lưới này được đồng bộ và đi vào hoạt động, khu vực ĐBSCL sẽ có sự thay đổi lớn về diện mạo đô thị cũng như tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, ĐBSCL còn có điểm mạnh về giao thông đường thủy. Nếu được tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy, các cụm cảng để kết nối với hệ thống cảng Quốc gia sẽ là điểm mạnh giúp thị trường này tăng cường lợi thế về logistic, sản xuất và vận tải biển, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 20/6/2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 13,43 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, vốn đăng ký cấp mới có 1.293 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 6,49 tỷ USD, tăng 71,9% về số dự án và tăng 31,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.
Các dự án mới chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo và kinh doanh bất động sản. Vốn đầu tư tăng thêm 2,93 tỷ USD, giảm 57,1% so với cùng kỳ năm trước. Singapore là nhà đầu tư lớn nhất với 1,79 tỷ USD. Theo sau là Trung Quốc với 1,3 tỷ USD và Nhật Bản đứng thứ ba với 386 triệu USD.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tại Việt Nam tăng trưởng nhẹ trong nửa đầu năm 2023 với số lượng đơn đặt hàng mới ít hơn, nhu cầu yếu và chi phí đầu vào tăng. Từ tháng 4 đến tháng 6, IIP cải thiện 1,6% so với cùng kỳ năm trước sau khi giảm 0,8% trong quý đầu tiên.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia BĐS, với đặc thù là vùng sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa thấp hơn mức bình quân cả nước. Để thị trường BĐS nơi đây phát triển bền vững, hướng đến nhu cầu thật thì BĐS khu công nghiệp được xem là phân khúc dẫn dắt thị trường BĐS của khu vực này.
Khi vùng ĐBSCL giữ chân được lao động, thu hút được lao động các nơi khác đỗ về thì các loại hình mua bán BĐS khác như thương mại, nhà ở như căn hộ, đất nền, nhà phố…cũng từ đó phát triển lành mạnh hơn.
Nguồn bài viết: Sưu tầm